Giải đáp: Thép chịu lực đặt trên hay dưới?

Gia công thép chịu lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thi công các công trình xây dựng được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Vậy thép chịu lực đặt trên hay dưới và có những yêu cầu nào đối với kết cấu của loại thép này hay không? Những thắc mắc của quý đọc giả về thép chịu lực sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của Bê Tông Mekong. 

Thép chịu lực là gì? Đặc điểm của thép chịu lực 

Trong các công trình xây dựng thì thép là một trong những vật liệu quan trọng không thể thiếu. Nhiệm vụ chính của thép là làm khung đỡ và định kình kết cấu của công trình có độ bền cao, tính thẩm mỹ sau khi thi công đảm bảo. Đặc biệt là hạng mục sàn bê tông, thép chịu lực đã được nghiên cứu và ra đời.

Thép chịu lực có nhiệm vụ giống như tên gọi của nó, chịu toàn bộ lực tác động lên bề mặt sàn nhà của các hoạt động, di chuyển từ con người. Đồng thời, kết cấu của thép còn giúp cho công trình có độ an toàn, vững chắc và bền đẹp theo thời gian. 

Khi đánh giá về đặc điểm của thép chịu lực, ta có thể hiểu rõ nhờ vào những ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau: 

Ưu điểm của thép chịu lực

  • Có tính linh hoạt cao: Kết cấu của thép chịu lực có thể được sáng tạo theo nhiều kiểu khác nhau bởi nhà thầu tùy thuộc vào tính chất của từng công trình. 
  • Trong lượng nhẹ: Trọng lượng của thép chịu lực không quá lớn giúp cho việc vận chuyển không gây ra khó khăn cho các đơn vị thi công. 
  • Giá thành phải chăng: Ngoài những ưu điểm về chất lượng trên thì thép chịu lực còn có mức giá rất phải chăng, phù hợp với kinh tế của mọi gia đình. 

Nhược điểm của thép chịu lực

Bên cạnh đó thì thép chịu lực vẫn có những hạn chế cần được lưu ý như sau: 

  • Tính chịu lửa kém
  • Dễ bị ăn mòn
  • Có chi phí bảo dưỡng cao
Tìm hiểu về đặc điểm của thép chịu lực 
Tìm hiểu về đặc điểm của thép chịu lực

Thép chịu lực đặt trên hay dưới?

Thép chịu lực đặt trên hay dưới sẽ có hiệu quả tốt nhất? Đây là thắc mắc đang được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm hiện nay. Lấy ví dụ từ việc bố trí thép sàn sử dụng nguyên tắc truyền lực của kết cấu thép thì lớp thép chịu lực nên được đặt ở phía dưới. 

Tuy nhiên đối với những công trình có quy mô lớn, độ phức tạp cao thì việc bố trí thép chịu lực ở dưới thôi là không đủ. Cần phải kết hợp lớp thép chịu lực ở cả trên và dưới của mặt sàn để đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất khi sử dụng.

Giải đáp thắc mắc thép chịu lực đặt trên hay dưới 
Giải đáp thắc mắc thép chịu lực đặt trên hay dưới

Kết cấu thép có nguyên tắc chịu lực như thế nào?

Sau khi biết giải đáp thép chịu lực đặt trên hay dưới thì bạn cần phải hiểu về những nguyên tắc chịu lực của kết cấu thép chi tiết. Những nguyên tắc này bao gồm: 

  • Tải trọng tĩnh: Tải trong tĩnh là phần nằm ở phía trên, được đặt tĩnh trong toàn bộ quá trình lắp dựng và phải chịu toàn bộ lực nén của kết cấu. Ví dụ như tổng tải trọng của lớp hoàn thiện sau khi trát lát cộng thêm với trọng lượng của kết cấu bê tông chính là toàn bộ tải trọng tĩnh và của bê tông cốt thép. 
  • Tải trọng động: Là lực từ các hoạt động xây dựng, sinh hoạt của con người tác động lên về mặt sàn. Lực này sẽ truyền xuống hệ thống dầm, móng và nền đất. 
Nguyên tắc chịu lực của kết cấu thép là như thế nào? 
Nguyên tắc chịu lực của kết cấu thép là như thế nào?

Bố trí thép chịu lực chuẩn chất lượng như thế nào?

Một công trình có nền móng vững chắc sẽ giúp cho độ bền bền, thời gian sử dụng được lâu hơn. Chủ đầu tư sẽ không cần tốn nhiều công sức và kinh phí để sửa chữa và bảo dưỡng. Để có được điều đó thì lớp thép chịu lực phải được bố trí đạt chuẩn chất lượng. Cách bố trí thép chịu lực đạt chuẩn như sau: 

  • Lớp thép dưới: gồm có lớp thép chịu lực, chịu momen âm đặt theo phương song song với cạnh ngắn (chiều rộng).
  • Lớp thép trên: gồm có thép phân bố, chịu mô-men dương đặt theo phương vuông góc với thép lớp dưới.

Bố trí 2 lớp thép chịu lực sẽ tốn thêm kinh phí của chủ đầu tư nhưng lại có rất nhiều ưu điểm, giúp cho công trình đạt được độ bền cao nhất, an toàn và thẩm mỹ cao. 

Đối với những công trình có quy mô lớn thì việc bố trí 2 lớp thép chịu lực là điều gần như bắt buộc. Việc bố trí 1 lớp thép chịu lực có thể ứng dụng cho những công trình xây nhà dân dụng với quy mô từ 1 – 2 tầng.

Tham khảo cách bố trí thép chịu lực đạt chuẩn 
Tham khảo cách bố trí thép chịu lực đạt chuẩn

Một số lưu ý khi đặt thép chịu lực

Ngoài việc tìm hiểu về thắc mắc thép chịu lực đặt trên hay dưới thì các chủ đầu tư còn cần phải lưu ý một số kinh nghiệm thi công dưới đây. 

  • Chất lượng của các loại vật liệu từ nhỏ đến lớn phải được đảm bảo, bao gồm cả các chi tiết hay mối nối như bulong, bueno.
  • Hệ thống khóa cột, dầm kèo phải được đảm bảo có độ chắc chắn trước, trong và sau khi thi công
  • Kiểm tra kỹ lực xiết của bulong
  • Công trình được nghiệm thu bởi những kỹ sư giàu kinh nghiệm
  • Lựa chọn đơn vị thi công chất lượng, đảm bảo an toàn
Những lưu ý khi lắp đặt thép chịu lực cần tham khảo
Những lưu ý khi lắp đặt thép chịu lực cần tham khảo

Qua bài viết trên, thắc mắc thép chịu lực đặt trên hay dưới của rất nhiều quý đọc giả đã được giải đáp chi tiết. Quý khách có thể liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của Bê Tông Mekong bất kỳ lúc nào để được giải đáp những thắc mắc sớm nhất. 

0/5 (0 Reviews)
Tác giả - Trần Khánh Minh
ÔNG Trần Khánh Minh

Tôi là Trần Khánh Minh hiện đang giữ chức vụ CEO – Chuyên viên tư vấn tại Công ty cổ phần bê tông tươi Mekong. Với hơn 15 năm kinh nghiệm được đúc kết trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu.