Hướng dẫn cách thi công cốp pha dầm sàn đúng tiêu chuẩn

Thi công cốp pha dầm sàn là thuật ngữ chắc hẳn đã rất quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên thì để hiểu chi tiết về cách thức thực hiện và yêu cầu thi công thì chắc chắc vẫn là thắc mắc của đa phần chúng ta. Vậy hãy cùng Bê Tông Mekong tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được phương thức cốp pha dầm, sàn chi tiết, hiệu quả nhất. 

Khái niệm thi công cốp pha dầm sàn

Cốp pha là loại dụng cụ xây dựng không thể thiếu khi đổ bê tông tươi mà mọi công trình thi công đều cần sử dụng đến. Nhiệm vụ của cốp pha dầm sàn là làm khuôn mẫu để đổ bê tông dựa vào nguyên tắc giằng đỡ và có cấu trúc âm dương liên kết hiện đại. 

Kết cấu của cốp pha yêu cầu người thực hiện phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận, chắc chắn khác khớp nối để chịu được trọng lượng của bê tông cho đến khi đông kết.

Thi công cốp pha dầm sàn là gì? 
Thi công cốp pha dầm sàn là gì?

Những yêu cầu khi thi công cốp pha dầm sàn

Thi công cốp pha dầm sàn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự an toàn và tính thẩm mỹ của mọi công trình xây dựng. Để có được lớp cốp pha chắc chắn cần phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

  • Đảm bảo các tấm cốp pha được chuẩn bị đầy đủ theo đúng kích thước và số lượng đã tính toán, không bị cong, vênh hay sứt mẻ.
  • Khuôn đúc bê tông tươi phải có ván cốp pha hỗ trợ để đảm bảo độ cứng, chắc chắn, dễ dàng lắp đặt và tháo gỡ. 
  • Ghép các tấm cốp pha phải đảm bảo độ kín để tạo thành một khối liền kề. Phải lắp cốp pha dầm sàn trước khi lắp cốt thép để chắc chắn đúng kích thước, kết cấu. 
  • Tính toán khoảng cách giữa khuôn cốp pha và cốt thép hợp lý để có khả năng chịu lực cao nhất. 
  • Sử dụng cốp pha được làm từ chất liệu tốt để đảm bảo an toàn cho công trình và có thể sử dụng nhiều lần. 
Những yêu cầu thi thi công cốp pha dầm sàn cần lưu ý
Những yêu cầu thi thi công cốp pha dầm sàn cần lưu ý

Hướng dẫn cách đóng cốp pha dầm sàn chi tiết

Cốp pha dầm sàn khác so với cốp pha cột là sẽ được lắp ghép trước khi dựng cốt thép. Sau đây sẽ là hướng dẫn cách đóng cốp pha sao cho hiệu quả, an toàn nhất mà quý khách nên tham khảo. 

Lắp và dựng giàn giáo 

Để lắp đặt được cốp pha dầm sàn thì bước đầu tiên ta cần phải lắp đặt giàn giáo trước. Bước này cần phải được thi công bởi những người thợ có kinh nghiệm cao để đảm bảo an toàn cho mọi người. Quy trình dựng giáo bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Tìm một vị trí có đất bằng phẳng để lắp đặt giàn giáo, nên sử dụng tấm gỗ hoặc chân kích để tăng thêm độ chắc chắn cho giàn giáo. Nếu nền đất không được bằng phẳng thì nên sàn bằng trước khi lót tấm gỗ. Và đối với những vị trí đặt chân giáo có độ dốc sẽ phải sử dụng đến phần rộng chân. 
  • Bước 2:Lắp đặt bánh xe để thuận tiện di chuyển giàn giáo đến vị trí thi công khác. Sau khi di chuyển thì phải đảm bảo đã khóa chốt an toàn để làm việc. 
  • Bước 3: Tiến hành dựng khung giàn giáo bao gồm 2 khung và 2 giằng chéo. Đầu tiên sẽ dựng 1 khung và thanh giằng chéo thứ nhất và gắn 1 đầu của nó vào chốt phía trên của khung giàn giáo thứ nhất, đầu còn lại sẽ cắm xuống đất. Tiếp tục làm tương tự với thanh giàn giáo thứ 2 và ngắn 3 đầu còn lại của thanh giằng chéo vào 2 chốt còn lại của khung giàn giáo. 
  • Bước 4: Di chuyển giàn giáo đến vị trí cần thi công, xoay giàn giáo sao cho có sự tiện lợi nhất và khóa chốt an toàn bánh xe.
  • Bước 5: Đặt mâm giàn giáo lên đầu khung, gắn các móc của mâm và khung giàn giáo lại với nhau để cố định. 
  • Bước 6: Lắp phần thang cho giàn giáo 
  • Bước 7: Gắn lan can cho giàn giáo để đảm bảo an toàn cho thợ thi công
Quy trình lắp dựng giàn giáo 
Quy trình lắp dựng giàn giáo

Thi công cốp pha dầm

Để thi công cốp pha dầm bao gồm 1 ván khuôn đáy và 2 ván khuôn thành, ta xác định tim dầm bằng thiết bị chuyên dụng đầu tiên. Tiếp theo sẽ rải các tấm ván để lót và đặt những chân cột chống. Cố định 2 cột chống hình chữ T bằng cách đặt sát cột rồi cố định, vị trí tim dầm cũng nên đặt thêm vài cột chống. 

Tiếp tục rải ván đáy lên xà đỡ và cố định 2 đầu cột chống bằng giằng. Ghép các tấm ván khuôn với thành đáy bằng đinh. Kiểm tra lại đáy dầm và tim dầm theo đúng kích thước đã quy ước.

Cách thi công cốp pha dầm 
Cách thi công cốp pha dầm

Thi công cốp pha sàn 

Tiến hành thi công cốp pha sàn bằng cách định hình cốt thép trên mặt sàn trước. Sau đó sử dụng cốp pha gỗ cho diện tích còn lại . Khu vực mặt sàn sử dụng ván diềm liên kết với thành của cốp pha dầm bằng đinh con đỉa.

Cách thi công cốp pha sàn 
Cách thi công cốp pha sàn

Thời gian tháo dỡ cốp pha sàn là bao lâu?

Thời gian tháo dỡ cốp pha sàn tiêu chuẩn là: 

  • Sau 7 ngày đổ bê tông phải đạt được cường độ 50% đối với bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m.
  • Sau 10 ngày đổ bê tông, đạt cường độ 70%, bản dầm của vòm phải có khẩu độ từ 2-8m.
  • Sau hơn 10 ngày phải đạt được 90% cường độ, bản dầm phải có khẩu độ lớn hơn 8m.
Thời gian để tháo dỡ cốp pha sàn là bao lâu? 
Thời gian để tháo dỡ cốp pha sàn là bao lâu?

Qua bài viết trên của Bê Tông Mekong, quý khách đã có thể hiểu hơn về cách thi công cốp pha dầm sàn cho công trình của mình một cách chi tiết nhất. Quý khách có nhu cầu được tư vấn chi tiết hơn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline cụ thể. 

0/5 (0 Reviews)
Tác giả - Trần Khánh Minh
ÔNG Trần Khánh Minh

Tôi là Trần Khánh Minh hiện đang giữ chức vụ CEO – Chuyên viên tư vấn tại Công ty cổ phần bê tông tươi Mekong. Với hơn 15 năm kinh nghiệm được đúc kết trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu.