Nguyên tắc bố trí thép giằng móng thế nào là chuẩn xác?

Trong các công trình xây dựng thì giằng móng là bộ phận quan trọng không thể thiếu khi có nhiệm vụ liên kết tạo sự vững chắc cho công trình. Vì thế mà khi thi công, người ta phải đảm bảo nguyên tắc bố trí thép giằng móng chính xác nhất theo tiêu chuẩn. Các chủ đầu tư có thể tìm hiểu kỹ hơn về những nguyên tắc này khi theo dõi bài viết dưới đây của Bê Tông Mekong. 

Khái niệm về giằng móng trong công trình xây dựng

Giằng móng hay còn gọi là dầm móng là bộ phận nhỏ có công dụng liên kết các phần móng lại với nhau. Vì thế mà giằng móng có tính hệ thống, rất quan trọng trong các công trình xây dựng. Phần móng nhà sẽ đảm bảo được độ cứng, khả năng chịu nén, lực uốn tốt để bảo vệ toàn bộ căn nhà. 

Chất liệu để làm giằng móng là từ các loại thép với kích thước và số lượng khác nhau sao cho phù hợp với từng dạng công trình. Kết cấu của giằng móng thường nằm theo phương ngang của công trình. Tùy vào từng vị trí cột nhà mà giằng móng sẽ được bố trí ở trước, trong hoặc sau cột.

Tìm hiểu khái niệm về giằng móng trong công trình xây dựng 
Tìm hiểu khái niệm về giằng móng trong công trình xây dựng

Tìm hiểu nguyên tắc bố trí thép giằng móng chuẩn nhất

Để đảm bảo móng nhà có độ chịu lực tốt nhất thì khi thi công, nhà thầu phải tuân theo những nguyên tắc bố trí thép giằng móng chính xác nhất. Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng bao gồm: 

Đầu tiên phải lựa chọn đường kính phù hợp nhất cho thép giằng móng với các tiêu chí sau: 

  • Đường kính của cốt thép nằm trong khoảng từ 12 – 25mm sẽ đảm bảo khả năng chịu lực tốt.
  • Đường kính của cốt thép chính trong giằng phải đảm bảo là 32mm
  • Không nên chọn thép có đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng của giằng
  • Không dùng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực của giằng móng

Tiếp thép là phải chuẩn bị lớp cốt thép bảo vệ (khác so với lớp cốt thép chịu lực). Yêu cầu bề dày của lớp cốt thép bảo vệ phải lớn hơn đường kính của cốt thép.

Nguyên tắc tiếp theo khi bố trí thép giằng móng là phải đảm bảo cho khoảng hở của cốt thép giằng không nhỏ hơn trị số lớn và đường kính của cốt thép. 

  • Đường kính tối thiểu của cốt thép đặt dưới là 25mm.
  • Đường kính tối thiểu của cốt thép đặt trên là 30mm.
  • Trong trường hợp có cả 2 hàng cốt thép thì hàng trên phải có cốt thép tối thiểu là 50mm.

Độ cao của móng phải thấp hơn nền khoảng 50mm được bố trí cách nước, cps đá dăm hoặc cát để chèn ở dưới. Cách làm này sẽ hạn chế được những tác động của môi trường lên giằng móng và những biến dạng có thể xảy ra.

Tìm hiểu nguyên tắc bố trí thép giằng móng chính xác
Tìm hiểu nguyên tắc bố trí thép giằng móng chính xác

Các cách bố trí thép giằng móng hiệu quả 

Khi áp dụng nguyên tắc bố trí thép giằng móng, ngoài việc tuân thủ theo những yêu cầu thì chủ đầu tư còn phải xem loại giằng móng được sử dụng có đặc điểm gì và cách bố trí ra sao. Dưới đây là cách bố trí các loại giằng móng phổ biến mà quý khách có thể tham khảo qua. 

Bố trí giằng móng đơn

Giằng móng đơn được bố trí lớp cốt thép khá dày và được đổ bê tông bên trong giúp cho phần móng kiên cố, vững chắc hơn. Các tác động từ ngoại lực sẽ không làm ảnh hưởng tới kết cấu công trình được. Loại giằng móng này được sử dụng với những nền đất yếu do có chi phí khá cao, tốn nhiều thời gian và không có độ phổ biến.

Cách bố trí giằng móng đơn 
Cách bố trí giằng móng đơn

Bố trí giằng móng băng

Bản chất giằng móng băng chính là lớp bê tông lót mỏng cùng cốt thép được bố trí để tạo ra dải liên kết móng. Kích thước tiêu chuẩn của giằng móng băng thường là 300mm x 700mm được áp dụng khá phổ biến trong các công trình nhà ở dân dụng hiện nay.

Cách bố trí giằng móng băng 
Cách bố trí giằng móng băng

Bố trí giằng móng bè 

Giằng móng bè có ưu điểm là khả năng chịu lực tốt, thường được sử dụng trên những nền đất yếu giúp bảo vệ phần móng tốt hơn. Lớp bê tông có độ dày khoảng 100mm được rải đều trên nền móng chính là giằng móng bè để tạo sự liên kết móng.

Cách bố trí giằng móng bè 
Cách bố trí giằng móng bè

Lợi ích của việc bố trí thép giằng móng là gì? 

Khi các nguyên tắc bố trí thép giằng móng được tuân thủ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công trình của bạn. Những lợi ích đó bao gồm:

  • Thép giằng móng giúp phân bổ đều tải trong của sàn nhà và trọng lượng các tầng cao tác động xuống trong khi thi công. Đảm bảo sự cân bằng cho toàn bộ công trình. 
  • Nếu gia chủ có ý định xây nhà nhiều tầng thì giằng móng sẽ đảm nhiệm nâng đỡ một phần lực. 
  • Thép giằng móng giúp liên kết các cột nhà tạo sự bền bỉ, lâu dài
  • Giúp cho công trình bền bỉ, chịu được mọi tác động của môi trường, thời tiết trong nhiều năm sử dụng. 
  • Những công trình có nền móng yếu thì giằng móng sẽ chống xoay, chống lệch hướng ra các góc hiệu quả. 
Những lợi ích khi tuân thủ nguyên tắc bố trí thép giằng móng 
Những lợi ích khi tuân thủ nguyên tắc bố trí thép giằng móng

Quý đọc giả đã có thể nắm được những nguyên tắc bố trí thép giằng móng chi tiết nhất trong bài viết trên của Bê Tông Mekong. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ hoặc số hotline vụ thể để được tư vấn sớm nhất. 

0/5 (0 Reviews)
Tác giả - Trần Khánh Minh
ÔNG Trần Khánh Minh

Tôi là Trần Khánh Minh hiện đang giữ chức vụ CEO – Chuyên viên tư vấn tại Công ty cổ phần bê tông tươi Mekong. Với hơn 15 năm kinh nghiệm được đúc kết trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu.