Móng nhà là một trong những hạng mục cực kỳ quan trọng khi đóng vai trò chịu lực cho toàn bộ kết cấu công trình. Vì thế mà việc tuân theo các nguyên tắc bố trí thép dầm móng là vô cùng cần thiết, cần được nắm rõ bởi nhà thầu và cả chủ đầu tư. Hãy cùng Bê Tông Mekong theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những nguyên tắc quan trọng khi bố trí thép dầm.
Giới thiệu khái quát về thép dầm móng
Thép dầm móng hay còn gọi là giằng móng là bộ phận cần có trong khi thi công móng nhà và có vai trò quan trọng. Cùng tìm hiểu về bộ phận này với những đặc điểm sau.
Dầm móng là gì?
Dầm móng là bộ phận có nhiệm vụ liên kết các chân móng lại với nhau có vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình xây dựng. Sau khi liên kết được các chân móng, dầm móng sẽ tạo ra một thể thống nhất cực kỳ vững chắc để công trình không bị sụt lún. Dầm móng của móng băng sẽ gắn liền với móng và cũng có tác dụng liên kết chân móng với nhau.
Trong một số trường hợp khác, dầm móng có thể kết hợp cùng với đà kiềng hoặc tách riêng ra. Dầm móng sẽ được đặt theo phương ngang của ngồi nhà. Tùy vào vị trí các cột nhà ,à dầm móng có thể được đặt ở giữa, trong hoặc ngoài cột.
Cấu tạo của thép dầm móng như thế nào?
Hiện nay, dầm móng đang được sử dụng với 3 loại phổ biến là dầm móng đơn, dầm móng băng và dầm móng bè. Mỗi loại dầm móng sẽ có cấu tạo và nguyên tắc bố trí thép khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của công trình.
Dầm móng đơn
Dầm móng đơn được dùng trong các công trình nhà ở có quy mô nhỏ từ 1 – 3 tầng có cấu tạo từ bê tông cốt thép dày, dạng hình trụ. Hệ thống dầm móng đơn khi liên kết với nền móng đã làm giảm đi những tác động của nền đất, tăng sự vững chắc cho công trình. Vai trò khác của dầm móng đơn là làm vật đỡ cho các móng cốc làm giảm sụt lún, chênh lệch giữa các móng dài.
Dầm móng bè
Dầm móng bè có cấu tạo nhiều lớp gồm lớp bê tông lót mỏng, dầm móng và lớp bản móng trải rộng toàn bộ công trình. Loại dầm móng này thường được sử dụng cho các công trình trên nền đất với nguyên tắc đơn giản. Kích thước của dầm móng bè được ưa chuộng là:
- Kích thước lớp bê tông sàn: dày 100mm
- Chiều cao dầm móng bè: 200mm
- Kích thước dầm móng bè: 300 x 700mm
- Loại thép sử dụng làm bản móng: 2 lớp thép phi 12a200
- Loại thép sử dụng làm dầm móng: thép dọc 6 phi (20 – 22)
Dầm móng băng
Cấu tạo của dầm móng băng bao gồm 1 lớp bê tông lót móng, có nhiệm vụ đảm bảo cho kết cấu công trình được cố định, an toàn. Tiêu chuẩn kích thước của dầm móng băng là:
- Kích thước lớp bê tông lót: dày 100mm
- Kích thước bản móng: (900 – 1200) x 350mm
- Kích thước dầm móng bằng: 300 x (500 – 700mm)
- Chiều rộng dầm móng băng < 1.5m
Vai trò của dầm móng với công trình như thế nào?
Với nguyên tắc bố trí thép dầm móng cực kỳ khắt khe cho thấy được vai trò quan trọng của bộ phận này với toàn bộ công trình. Cụ thể, những vai trò của dầm móng đối với căn nhà gồm:
- Phân bổ tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền móng đều hơn, tăng độ vững chắc cho căn nhà.
- Tăng khả năng chống rạn nứt móng hiệu quả hơn.
- Làm cho căn nhà hạn chế bị biến dạng với nhiều tác động
- Cố định các điểm nút ở chân cột để không bị xoay lệch, xô ngã.
- Tạo sự liên kết chặt chẽ cho nền móng với toàn bộ công trình
Nguyên tắc bố trí thép dầm móng chuẩn xác nhất
Thép dầm móng được đánh giá là cấu kiện cực kỳ quan trọng trong các công trình xây dựng với vai trò chịu lực nén và lực uốn cong nhiều nhất. Vì thế khi thi công, nhà thầu phải đảm bảo được nguyên tắc bố trí thép dầm móng chính xác như dưới đây:
Nguyên tắc bố trí thép dầm móng cho thiết diện ngang
Dầm thép móng bằng bê tông cốt thép là những cấu kiện nằm ngang, bị các lực momen uốn và lực cắt tác động là chính. Tuy momen uốn đã được tính toán khả năng chịu lực cẩn thận nhưng trong một số trường hợp vẫn sẽ bị lực dọc tác động. Vì thế khi thi cô, yêu cầu người thợ phải tuân theo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc bố trí cốt thép chịu lực
Sau đây là những yêu cầu đối với cốt thép chịu lực khi bố trí thép dầm móng bao gồm:
- 2 thanh thép chịu lực phải có khoảng cách lớn hơn 0.05%
- Trường hợp dầm móng rộng hơn 100mm thì khoảng cách của 2 thành thép lớp dưới phải lớn hơn đường kính thép >= 25mm
- Neo phần nối của cốt thép, nối cốt thép phải với mật độ vừa đủ, không được vượt quá tiêu chuẩn an toàn của khu vực kết cấu dầm không chịu được lực uốn lớn
Nguyên tắc xác định đường kính tại cốt thép dọc dầm
- Tiêu chuẩn đường kính cốt thép chịu lực sử dụng để bố trí dầm móng là từ 12 – 25mm.
- Có thể sử dụng thép đường kính 32mm ở khu vực dầm chính.
- Nguyên tắc bố trí thép dầm móng cần biết là không sử dụng loại thép có đường kính lớn hơn 1/10 toàn bộ bề rộng của dầm.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định về khoảng hở để giữ cốt thép an toàn khi bố trí thép dầm móng.
- Không sử dụng quá 3 loại cốt thép có đường kính nhau, độ chênh lệch đường kính không quá 2mm.
Nguyên tắc bố trí lớp bảo vệ cho thép dọc dầm
Lớp bảo vệ thép dọc dầm sẽ bao gồm 2 lớp có tên gọi là lớp cốt thép chịu lực cấp 1 và lớp cốt thép chịu lực cấp 2. Lớp bảo vệ phải dày hơn đường kính cốt thép và đảm bảo các quy định sau:
Đối với lớp cốt thép chịu lực cấp 1:
- Trường hợp bản và tường có độ dày từ 100mm trở xuống thì Co = 10 – 15mm, dày từ 100mm đổ lên thì Co = 20 – 25mm
- Trường hợp bản dầm và sườn có độ cao bé hơn 250mm thì Co = 15 – 20mm, cao từ 250mm đổ lên thì Co = 20 – 25mm.
Đối với lớp cốt thép chịu lực cấp 2:
- Tiết diện thép có chiều cao bé hơn 250mm thì Co = 10 – 15mm
- Tiết diện thép có chiều cao lớn hơn 250mm thì Co = 15 – 20mm
Khoảng hở tiêu chuẩn để bố trí thép dọc dầm
Khoảng hở của cốt thép dầm phải có kích thước không được nhỏ hơn trị số lớn hoặc bé hơn đường kính của cốt thép.
Thép dầm móng sau khi được đổ bê tông phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Phần cốt thép phía dưới sẽ có khoảng cách là 25mm
- Phần cốt thép phía trên có khoảng cách là 30mm.
- Không nên đặt cốt thép ở khe hở hàng dưới, có thể đặt ở hàng phía trên.
- Thi công đổ bê tông bằng đầm dùi thì khoảng hở của cốt thép ở các lớp phía trên phải để đầm dùi có thể vượt qua.
Nguyên tắc bố trí thép dầm móng cho thiết diện dọc
Sau đây là các nguyên tắc bố trí thép dầm móng cho thiết diện dọc mà các chủ đầu tư cần phải tham khảo:
- Bố trí thép dầm móng tăng cường chung ở vị trí vùng có lực momen âm thì cốt thép chịu lực As phải ở phía trên. Ngược lại, nếu vùng có lực momen âm thì cốt thép chịu lực As sẽ ở phía dưới.
- Bố trí thép tại các vị trí cột độc lập của dầm móng bằng những thanh thẳng sẽ tạo nên sự linh hoạt, dễ dàng khi thi công. Số lượng thép cốt thép ở mỗi hạng của nhịp bên, trên gối và nhịp giữa có thể khác nhau.
- Các thanh chịu lực momen dương sẽ được uốn ở phần giữa lên trên và kết hợp để tạo ra cốt thép chịu lực momen âm. Phải đảm bảo thép uốn được cân xứng ở các mặt phẳng đứng, không uốn chéo cốt thép để tránh những ảnh hưởng tới kết cấu công trình.
Bản vẽ kỹ thuật đảm bảo nguyên tắc bố trí thép dầm móng
Chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật chi tiết sẽ giúp cho quá trình thi công đúng với nguyên tắc bố trí thép dầm móng chuẩn xác hơn. Bản vẽ sẽ bao gồm chi tiết các thông số, kích thước, hình dáng, số lượng và đường kính cốt thép.
Bản vẽ sẽ bao gồm 2 phần chính là mặt cắt và mặt ngang, Mặt cắt sẽ cho thấy bản vẽ trục dầm theo hướng nhìn từ bên cạnh và mặt ngang sẽ thể hiện sự thay đổi của cốt thép. Bê tông trong bản vẽ là trong suốt nên các cấu kiện bên trong sẽ được thể hiện rõ ràng nhất.
Nguyên tắc bố trí thép dầm móng trên bản vẽ là phải thể hiện được rõ hình dạng và kích thước cốt thép cụ thể, rõ ràng nhất. Các đoạn thép giống nhau sẽ có ký hiệu là 1 con số cụ thể được đặt ở các vị trí khác nhau.
Bài viết trên đây của Bê Tông Mekong đã giúp quý đọc giả nắm được các nguyên tắc bố trí thép dầm móng quan trọng khi thi công xây nhà. Để được giải đáp chi tiết hơn, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline cụ thể và nhận hỗ trợ sớm nhất.
ÔNG Trần Khánh Minh
Tôi là Trần Khánh Minh hiện đang giữ chức vụ CEO – Chuyên viên tư vấn tại Công ty cổ phần bê tông tươi Mekong. Với hơn 15 năm kinh nghiệm được đúc kết trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu.