Sự xuất hiện nhiều hơn của trạm trộn bê tông tươi đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng ngày càng lớn của con người. Tuy nhiên thì khái niệm và nguyên lý hoạt động của trạm trộn chính là thông tin mà nhiều chủ đầu tư vẫn còn thắc mắc. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Bê tông Mekong Xanh để hiểu rõ hơn về các loại trạm trộn này.
Trạm trộn bê tông tươi là gì?
Trạm trộn bê tông tươi có thể hiểu là một thiết bị dùng để trộn bê tông thương phẩm phục vụ cho các công trình xây dựng. Trạm trộn thường xuất hiện tại các nhà máy sản xuất bê tông tươi, sử dụng công nghệ tân tiến để sản xuất ra hỗn hợp bê tông đạt chuẩn nhất.
Nhiệm vụ của trạm trộn bê tông khá đa dạng, bao gồm các hoạt động chuẩn bị vật liệu, cân vật liệu và trộn vật liệu đều sẽ được hỗ trợ bằng điều khiển từ xa. Chính vì thế mà việc cung ứng lượng lớn bê tông tươi đến các công trình quy mô lớn cũng sẽ không quá khó khăn.
Cấu tạo của trạm trộn bê tông tươi
Trạm trộn bê tông tươi có kích thước tương đối lớn và có cấu tạo khá phức tạp. Tuy nhiên, để quý đọc giả dễ hình dung hơn thì các bộ phận chính của trạm trộn sẽ bao gồm:
- Khoang cung cấp vật liệu: Bộ phận này sẽ là nơi chứa các vật liệu cần thiết để trộn bê tông tươi như cát, đá, xi măng, phụ gia,…Từng loại vật liệu sẽ được đựng trong từng phễu cấp liệu khác nhau. Khi quá trình trộn bắt đầu thì phễu cấp liệu sẽ di chuyển vật liệu đến vị trí trung tâm.
- Bộ phận định lượng vật liệu: Khi vật liệu được chuyển tới bộ phận này, nhiệm vụ của nó sẽ là định lượng khối lượng vật liệu theo thể tích, tỷ lệ tiêu chuẩn của loại mác bê tông đó. Bộ phận này sẽ giúp cho chất lượng bê tông tươi được chuẩn xác nhất.
- Bồn trộn bê tông tươi: Bộ phận này chính là trái tim của trạm trộn khi có nhiệm vụ trộn đều tất cả vật liệu đã được định lượng trước đó.
- Bộ phận điều chỉnh: Hệ thống điều chỉnh của trạm trộn bê tông tươi sẽ bao gồm điều khiển truyền động điện, điều khiển truyền động khí nén và điều khiển truyền động thủy lực. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ giúp trạm trộn đóng mở các cửa phối xả theo ý muốn.
- Kết cấu thép: Kết cấu thép là bộ phận có nhiệm vụ chịu lực, nâng đỡ cho toàn bộ hệ thống của trạm trộn bê tông tươi.
Xem thêm:
- Báo giá bê tông tươi tại Quận Gò Vấp mới nhất
Phân loại các trạm trộn bê tông tươi
Hiện nay có rất nhiều loại trạm trộn bê tông tươi trên thị trường được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Một số cách phân loại trạm trộn mà quý khách có thể tham khảo như sau:
Phân loại trạm trộn theo vật liệu trộn:
- Trạm trộn bê tông tươi nhựa nóng
- Trạm trộn bê tông tươi bằng xi măng
Phân loại trạm trộn bê tông tươi theo công suất trộn:
- Trạm bê tông công suất 20 – 25m3/h
- Trạm bê tông công suất 30 – 35m3/h
- Trạm bê tông công suất 45 – 50m3/h
- Trạm bê tông công suất 60m3/h
- Trạm bê tông công suất 75m3/h
- Trạm bê tông công suất 90m3/h
- Trạm bê tông công suất 120m3/h
- Trạm bê tông công suất 150m3/h
- Trạm bê tông công suất 180m3/h
Phân loại trạm trộn bê tông tươi theo kiểu cối trộn bao gồm:
- Trạm trộn cối trộn trục đứng
- Trạm trộn cối trộn trục ngang
- Trạm trộn cối trộn cấp liệu băng tải
- Trạm trộn cối trộn cấp liệu gầu xe skip
Xem thêm:
- Tìm hiểu ưu và nhược điểm khi thi công sàn bê tông mài
Tham khảo bảng giá trạm trộn bê tông tươi 2023
Nhu cầu sử dụng trạm trộn bê tông tươi của các nhà thầu đang tăng cao và chắc chắn bảng giá trạm trộn chính là thông tin được các chủ thầu quan tâm nhất. Tham khảo bảng giá trạm trộn mới nhất 2023 dưới đây:
Nguyên lý hoạt động của trạm trộn bê tông tươi
Trạm trộn bê tông tươi có kích thước lớn hơn rất nhiều lần so với máy trộn bê tông thông thường. Vì thế mà nguyên lý hoạt động cũng sẽ phức tạp hơn. Cụ thể các bước của quá trình trộn bê tông tươi gồm có:
Bước 1: Nhập thông tin, dữ liệu vào trạm trộn
- Hệ thống máy tính của trạm trộn bê tông tươi sẽ tiếp nhận các dữ liệu về khối lượng, số mẻ bê tông cần trộn được nhập bởi người điều khiển. Cần phải đảm bảo thông tin được nhập vào máy có độ chính xác cao do còn ảnh hưởng tới thời gian trộn bê tông.
Bước 2: Định lượng và cân vật liệu trộn bê tông
- Ở bước tiếp theo sẽ tiến hành định lượng và cân cốt liệu bê tông bằng hệ thống định lượng của trạm. Bước cân đá và cát sẽ được tiến hành theo quy trình cân từng phần nhỏ luân phiên nhau. Boongle chứa đá sẽ được mở và đá sẽ được đổ vào phễu cân, cứ như thế đến khi đủ lượng cốt liệu sẽ đóng và mở cửa xả cát. Tưởng tự các vật liệu xi măng, nước và phụ gia cũng sẽ được đặt lên thùng cân theo đúng số lượng.
Bước 3: Tiến hành trộn bê tông tươi
- Sau khi đã hoàn tất quá trình định lượng vật liệu được di chuyển vào cối trộn sẽ tiến hành đóng cửa kín. Vặn van xả nước vào thùng trộn và bắt đầu quay cho tới khi bê tông tươi đã đủ tiêu chuẩn. Cứ tiếp tục quy trình tương tự cho các mẻ tiếp theo.
Bước 4: Xả bê tông tươi
- Mỗi mẻ trộn bê tông tươi từ trạm trộn kéo dài từ 30 – 45s. Hỗn hợp bê tông đã được trộn xong sẽ được đổ vào xe bồn chuyên chở đến công trường. Trong quá trình vận chuyển thì bồn trộn bê tông vẫn sẽ tiếp tục quay để bê tông không bị vón cục, giữ nguyên chất lượng.
Bài viết trên của Bê tông Mekong Xanh đã giúp các chủ đầu tư nắm thêm được những thông tin bổ ích về trạm trộn bê tông tươi. Quý khách có thể liên hệ để được tư vấn kỹ hơn về các loại trạm trộn phổ biến hiện nay.
Công Ty TNHH Bê tông Mekong Xanh
Hotline: 0968 365 445
Website: https://betongmekong.com/
Địa chỉ: Viettel Complex, 285 Cách Mạng Tháng 8, Quận 10, TPHCM
ÔNG Trần Khánh Minh
Tôi là Trần Khánh Minh hiện đang giữ chức vụ CEO – Chuyên viên tư vấn tại Công ty cổ phần bê tông tươi Mekong. Với hơn 15 năm kinh nghiệm được đúc kết trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu.