Cách nối thép cột đúng quy trình và tiêu chuẩn trong xây dựng

Nối thép cột có vai trò rất quan trọng, đảm nhiệm khả năng chịu lực của cột nhà. Vậy quy trình nối thép cột theo tiêu chuẩn bao gồm những công đoạn nào và cần tuân theo nguyên tắc gì? Bài viết dưới đây của Bê Tông Mekong sẽ cung cấp đến quý đọc giả những thông tin bổ ích về tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng chi tiết nhất. 

Tiêu chuẩn nối thép cột như thế nào?

Các cột thép được cắt và nối theo từng sàn nên việc nối thép trong cột là công việc quen thuộc trong các công trình xây dựng. Việc nối thép cột được thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn để đảm bảo cột thép có được khả năng chịu lực tốt nhất. 

Tiêu chuẩn nối thép trong cột cùng các loại cấu kiện khác sẽ phải tuân theo TCVN 4453 : 1995 – Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

Quý khách có thể tải và xem TCVN 4453 : 1995 tại đây để tìm hiểu rõ cách nối thép, tiêu chuẩn về chiều dài và vị trí nối thép chính xác. 

Tiêu chuẩn nối thép cột như thế nào?
Tiêu chuẩn nối thép cột như thế nào?

Cách nối thép cột đạt chuẩn

Các kiểu nối thép cột khá đa dạng ở thời điểm hiện tại với nhiều phương thức khác nhau được sáng tạo. Tuy nhiên, người ta vẫn thường lựa chọn các phương thức quen thuộc dưới đây. 

Cách nối thép cột bằng dây kẽm

Nối thép cột bằng dây kẽm là phương thức đã rất quen thuộc được sử dụng phổ biến ở nhiều dạng công trình. Phương thức này vô cùng đơn giản, không cần sử dụng đến các loại máy móc hiện đại và nhân công có tay nghề cao. Chi phí cho phương thức này cũng rất rẻ tiết kiệm cho chủ đầu tư. 

Loại dây kẽm được sử dụng để nối thép có đường kính từ 1mm – 2mm, sử dụng phổ biến cho các công trình nhà phố, villa với đường kính thép nhỏ từ 14mm – 20mm. Kết cấu của công trình sẽ được đảm bảo tuyệt đối khi sử dụng phương thức truyền thống này.

Tìm hiểu cách nối thép trong cột bằng dây kẽm
Tìm hiểu cách nối thép trong cột bằng dây kẽm

Cách nối thép cột bằng liên kết hàn 

Phương thức nối thép cột bằng liên kết hàn có tính chuyên nghiệp hơn với nhiều cách làm khác nhau nhưng phải đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật. Nhà thầu có thể sử dụng phương thức như hàn trực diện, hàn hồ quang que hàn điện trở hoặc hàn đối đầu. Mỗi phương pháp sẽ có một tiêu chuẩn riêng cần tuân thủ. 

Người ta thường sử dụng phương thức nối thép bằng liên kết hàn cho những công trình có quy mô lớn, dung tích cốt thép tại mặt cắt ngang có tỷ lệ lớn. So với cách làm truyền thống thì việc sử dụng liên kết hàn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn. 

Tìm hiểu cách nối thép cột bằng liên kết hàn 
Tìm hiểu cách nối thép cột bằng liên kết hàn

Nối thép cột bằng ống nối ren (coupler)

Phương thức nối thép cột bằng ống nối ren đã được thực nghiệm tại rất nhiều nước trên thế giới và có chất lượng rất khả quan. Những ống nối ren sẽ được sử dụng để nối 2 đầu của thanh thép lại với nhau. Đối với phương thức sử dụng ống coupler này thì yêu cầu phải có máy móc tân tiến để gia công 2 đầu thép trước khi nối.

Tìm hiểu cách nối thép cột bằng ống nối ren 
Tìm hiểu cách nối thép cột bằng ống nối ren

Vị trí nối thép cột

Vị trí nối thép cột được đánh giá có mức độ quan trọng lớn khi ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của cột bê tông cốt thép. Do cột là kết cấu đảm nhiệm khả năng chịu lực nén, còn cốt thép sẽ đảm nhiệm khả năng chịu lực uốn cho toàn bộ công trình. 

Theo biểu đồ momen của cột bê tông thường thấy thì ứng suất uốn lớn nhất sẽ nằm ở ngay đầu cột và chân cột. Chính vì thế mà vị trí nối thép cột nằm ở khu vực giữa cột là đảm bảo nhất. 

Tuy nhiên thì việc nối thép ở vị trí giữa cột sẽ có sự khó khăn hơn lúc thi công do chiều dài của cột thép sau khi nối sẽ rất cao, không đảm bảo an toàn và tính ổn định. Vì thế mà đối với những công trình dân dụng như nhà ở, villa, nhà phố thì nối thép ở chân cột vẫn là phương án tối ưu.

Vị trí nối thép cột ở đâu thì phù hợp 
Vị trí nối thép cột ở đâu thì phù hợp

Tiêu chuẩn chiều dài đoạn nối thép cột là bao nhiêu?

Chiều dài nối thép cột trong cột có tiêu chuẩn là 30D, trong đó D là ký hiệu của đường kính thanh thép. Cho ví dụ:

  • Thép D16 sẽ có chiều dài đoạn nối thép tối thiểu là 30 x 0.16 = 0.48m = 48cm
  • Thép D18 sẽ có chiều dài đoạn nối thép tối thiểu là 30 x 0.18 = 0.54m = 54cm

Lưu ý: Chiều dài nối thép sẽ không nhỏ hơn 250mm và ứng dụng cho cốt thép có gờ cán móng < D32, bê tông mác 250 trở lên và thép đai CB300T đổ xuống. 

Tiêu chuẩn chiều dài đoạn nối thép cột là bao nhiêu
Tiêu chuẩn chiều dài đoạn nối thép cột là bao nhiêu

Xem thêm:

  • nối thép dầm

Quy cách nối thép cột đạt chuẩn

Công việc nối thép cột có vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới khả năng chịu lực nén, lực kéo của tòa nhà. Vì thế, khi thực hiện quy định nối thép cần thực hiện theo những nguyên tắc bố trí thép cột sau: 

Độ dài tối thiểu của đoạn thép là 30D

Không được nối quá 50% diện tích cốt thép diện mặt cắt ngang tiết diện thép

Đảm bảo vị trí nối thép được tăng cường thêm thép đai cột khi buộc thép ở chân cột.

Mỗi vị trí nối thép cần buộc ít nhất là 3 vị trí bao gồm ở giữa và 2 đầu. 

Quy cách nối thép đạt chuẩn 
Quy cách nối thép đạt chuẩn

Qua bài viết trên của Bê tông Mekong, quý đọc giả đã được tham khảo về tiêu chuẩn và quy trình nối thép cột đạt chuẩn nhất của Bộ Xây dựng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ hoặc số Hotline cụ thể để được tư vấn chi tiết hơn bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

0/5 (0 Reviews)
Tác giả - Trần Khánh Minh
ÔNG Trần Khánh Minh

Tôi là Trần Khánh Minh hiện đang giữ chức vụ CEO – Chuyên viên tư vấn tại Công ty cổ phần bê tông tươi Mekong. Với hơn 15 năm kinh nghiệm được đúc kết trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu.