Kinh nghiệm đổ mái nhà chuẩn kỹ thuật 2023

Thi công đổ mái nhà rất khó. Bởi quy trình này đòi hỏi yêu cầu cao về mặt kỹ thuật cùng chất lượng vật liệu đạt chuẩn mới đảm bảo độ vững chắc, kiên cố cho công trình. Bài viết dưới đây, Bê tông Mekong Xanh sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm thực tế khi tiến hành quá trình này.

Tiêu chuẩn đổ mái nhà bằng bê tông

Bê tông tươi là vật liệu rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Có thể khẳng định, tất cả các công trình xây dựng hiện nay đều cần đến bê tông tươi. Mỗi loại công trình khác nhau lại có yêu cầu về chất lượng bê tông không giống nhau. Bạn cần phải lựa chọn đúng mác bê tông khi đổ mái nhà để phát huy công dụng tối đa cũng như tiết kiệm chi phí.

Mác bê tông

Thuật ngữ mác bê tông thể hiện cường độ chịu lực, chịu nén của bê tông trong điều kiện tiêu chuẩn. Con số gắn liền với mác bê tông càng cao thì chất lượng của bê tông càng tốt. Tại điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiều bão gió như ở Việt Nam, khi đổ mái bằng bê tông, người ta thường lựa chọn dòng mác 250. Bê tông tươi mác 250 được đánh giá là đạt tiêu chuẩn nếu như mẫu thí nghiệm bị phá hủy với cường độ > 250 kg/cm2.

1 khối bê tông mác 250 có thể được sản xuất theo 2 cách sau:

  • Sản xuất công nghiệp: Tức là bê tông sẽ được trộn tại nhà máy theo quy trình và tỉ lệ được kiểm duyệt chặt chẽ. Bạn chỉ cần yêu cầu mác bê tông và khối lượng là xong
  • Sản xuất thủ công: Tức là trộn tay theo tỉ lệ 350 kg xi măng PC30 + 0.48 m3 cát vàng + 0.9 m3 đá + 189 lít nước sạch. Tuy nhiên, chất lượng bê tông trộn tay sẽ không đồng đều và hiệu quả như bê tông tươi.
Mác bê tông là gì
Mác bê tông là gì

Độ dày của mái

Bạn cần phải cần phải cân nhắc thật kỹ độ dày của mái nhà sao cho đáp ứng chuẩn yêu cầu kỹ thuật. Khối lượng của mái nhà sẽ dồn toàn lực xuống phần khung và nền móng. Do vậy, khi đổ mái nhà, không được quá dày, tránh tình trạng khung nhà không chống đỡ được gây sập mái, cũng không được thiết kế quá mỏng gây nứt, gãy mái.

Độ dày của mái phải đáp ứng đủ 2 tiêu chí: khả năng chống chịu lực và tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, phải căn cứ đến điều kiện khí hậu của từng vùng miền sao cho hợp lý nhất. Thông thường, độ dày của mái nhà nằm trong khoảng 10 – 15 cm. Nếu như bạn muốn bố trí thêm phương án chống nóng hãy bàn bạc thêm với kỹ sư.

Độ dày của mái
Độ dày của mái

Xem thêm:

Quy trình đổ mái bê tông đúng kỹ thuật

Như đã biết, đổ mái nhà bằng bê tông cần phải được triển khai bởi những người thợ có kinh nghiệm dưới sự giám sát của chuyên gia để hạn chế sai sót nhất có thể. Trong trường hợp phần mái bị hỏng hóc, chủ đầu tư không chỉ mất thêm chi phí để tu sửa lại mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm sống của các thành viên trong gia đình.

Dưới đây kỹ sư của Bê tông Mekong Xanh xin chia sẻ đến bạn quy trình đổ mái nhà đúng kỹ thuật mới nhất năm 2023.

Công đoạn chuẩn bị

Kiểm tra hệ thống cốp pha:

  • Hệ thống cốp pha đảm bảo đúng số lượng, chất lượng được yêu cầu.
  • Cốp pha phải được làm sạch, các mối hàn, mối nối đảm bảo gia cố chắc chắn và tránh han rỉ.
  • Khuôn cốp pha phải được ghép khít hoàn toàn để khi đổ bê tông không bị tràn ra ngoài.
  • Bề mặt sàn bằng phẳng, không lồi lõm ảnh hưởng đến độ bám dính của bê tông.

Kiểm tra máy móc và nhân lực:

  • Tính toán số lượng nhân sự cần thiết để hỗ trợ cho quá trình đổ bê tông tươi
  • Kiểm tra lại toàn bộ các máy móc như: máy đầm, máy dùi cũng như số lượng dụng cụ xẻng, cào, bay cần thiết.

Chuẩn bị sẵn mặt bằng tập kết bê tông:

Đánh dấu mốc vị trí cần đổ bê tông để đảm bảo đúng khối lượng cần thiết.

Công đoạn chuẩn bị
Công đoạn chuẩn bị

Giai đoạn đổ bê tông

  • Khi đổ mái nhà cần phải đổ theo từng dài, tránh tuyệt đối đổ bê tông một chỗ khiến lệch trọng lượng gây sập giàn dáo.
  • Đổ bê tông từ vị trí xa đến gần.
  • Khi thi công ngoài trời dễ làm khô bê tông, do vậy, quá trình đổ phải diễn ra liên tục để đảm bảo chất lượng, độ kết dính cao nhất.
  • Tiến hành đầm bê tông như bình thường để nén chặt khối bê tông lại.
  • Khi bề mặt bê tông đã hơi se lại, dùng tay để kiểm tra, nếu độ ẩm cao, lõm nhiều, phải đầm thêm 1 lần nữa. Thông thường, sau 2 – 4 tiếng đổ bê tông mái nhà thì cần phải đầm lại 1 lần.
  • Rắc một lớp xi măng mỏng, xoa đều để tạo bề mặt láng mịn cho bê tông đồng thời hạn chế tối đa phần mái bị ngấm nước.
  • Trường hợp thi công trong điều kiện nắng to, sau 2 – 4 tiếng phải bơm thêm nước để tránh bê tông bị nứt nẻ. Nếu không, hãy phủ bạt để giữ độ ẩm cần thiết cho bê tông tươi.
Giai đoạn đổ bê tông
Giai đoạn đổ bê tông

Bảo dưỡng mái nhà

Quy định về bảo dưỡng bê tông được thể hiện trong tiêu chuẩn TCVN 8828 : 2001. Sau khi đổ mái nhà cần bảo dưỡng như sau:

Phủ một lớp ni lông mỏng: Sau khi xoa nhẵn bề mặt bê tông, cần phải phủ một lớp ni lông mỏng lên phía trên để giữ lượng ẩm ổn định trong quá trình đông kết.

Giữ nguyên cốp pha: Trước khi bê tông được định hình khuôn chắc chắn, không nên tháo dỡ cốp pha. Trước khi sử dụng, nên tưới đẫm nước cho các ván cốp để tránh bê tông bị mất nước quá nhanh. Hãy quan sát kỹ trong 1 tuần đầu để bổ sung lượng nước đầy đủ. Sử dụng các tia phun nước nhỏ với tần suất đều đặn.

Tránh tác động vật lý: Để bề mặt sàn mái được đẹp nhất, trong 3 ngày đầu tiên, không nên đi lại trên bề mặt này. Không được để đồ, kê đồ lên về mặt bê tông chưa được khô hoàn toàn.

Tháo dỡ cốp pha: Việc này chỉ được phép tiến hành khi bê tông tươi đã ổn định kết cấu. Với điều kiện nhiệt độ bình thường từ 20 – 30 độ C, sau 3 – 4 tuần là bạn có thể dỡ cốp pha. Tránh dỡ cốp pha quá sớm khi bê tông chưa đông kết hoàn toàn gây sụp đổ cấu kiện. 

Để rút ngắn thời gian, hiện nay, nhiều nhà sản xuất bê tông tươi đã cho ra đời loại mác bê tông có thời gian đông kết nhanh hơn nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Nếu muốn đẩy nhanh tiến độ của công trình, bạn có thể tham khảo trực tiếp với đội ngũ chuyên viên của Bê tông Mekong Xanh qua hotline.

Bảo dưỡng mái nhà
Bảo dưỡng mái nhà

Chi phí đổ mái nhà bằng bê tông mới nhất

Chi phí đổ mái nhà có thể được tính bởi 1 trong 2 cách dưới đây.

Tính theo đơn vị m2

Đây là phương án rất phổ biến hiện nay, đảm bảo tính nhanh, gọn, lẹ cho chủ đầu tư. Bạn không cần phải tính toán khối lượng vật liệu của từng loại mà chỉ cần dự toán dựa trên m2 công trình. Tất cả những phần còn lại, đơn vị thầu sẽ đảm nhiệm. Điều này sẽ hạn chế việc thừa, thiếu vật liệu trong quá trình trình thi công. Mức giá tính theo đơn vị m2 hiện nay là 4.700.000 – 5.900.000đ tùy từng đơn vị cung cấp và vị trí công trình. Công thức như sau:

Chi phí đổ mái nhà = Diện tích sàn mái x Đơn giá

Tính theo hạng mục riêng lẻ

Khi tính theo hạng mục đơn lẻ, bạn sẽ phải lo từ a – z tất các các phần của công trình. Tùy vào tình hình của thị trường cũng như quy mô công trình, báo giá sẽ chênh lệch nhau. Bạn cần phải cập nhật giá cả thường xuyên, liên tục mới dự chi được chính xác nhất. Ví dụ như bạn cần đổ mái nhà với khối lượng 5m3 thì sẽ tính như sau:

  • Bê tông: 5m3 x 2.000.000 = 10.000.000 đồng
  • Cốp pha: 150mm x 100.000 = 15.000.000 đồng
  • Thép: 1600kg x 22.000 = 35.200.000 đồng
  • Nhân công: 5.000.000 đồng
Chi phí đổ mái nhà bằng bê tông mới nhất
Chi phí đổ mái nhà bằng bê tông mới nhất

Chi phí đổ mái bê tông phụ thuộc vào yếu tố nào

Mỗi công trình sẽ có đặc điểm và yêu cầu riêng cho nên chi phí đổ mái nhà cũng sẽ không giống nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức chi phí này là:

Thời điểm thi công

Thời điểm thi công thể hiện rõ nét nhất quy luật cung cầu của thị trường. Nếu như bạn lựa chọn thi công trong lúc giá vật tư tăng cao, nhu cầu xây dựng trên địa bàn rất lớn, thậm chí cầu vượt quá cung, chắc chắn bạn sẽ mất thêm một khoản phí không nhỏ. Nhìn chung, nên tránh các thời điểm thi công “nóng” của thị trường để ổn định giá cả.

Thời điểm thi công
Thời điểm thi công

Diện tích mái

Diện tích mái càng rộng thì số lượng vật liệu xây dựng cần thiết lại càng nhiều. Đại lượng này tỉ lệ thuận với giá cả. Chẳng hạn như, đổ mái nhà cho một công trình rộng 100m2 sẽ tốn chi phí hơn nhiều so với phần mái chỉ rộng 60m2.

Diện tích mái
Diện tích mái

Đơn vị thi công

Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp sẽ có quyết định tới hơn 50% công trình của bạn có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, rất nhiều đơn vị cung cấp có chính sách cạnh tranh lành mạnh với chất lượng bê tông tươi cao kèm theo chiết khấu cho các dự án lớn. Khi nhìn vào hồ sơ năng lực của một đơn vị, hãy xem quy trình làm việc của họ có chuyên nghiệp không, thủ tục có minh bạch không kèm theo thái độ dịch vụ.

Đơn vị thi công
Đơn vị thi công

Phương pháp đổ

Có 2 phương pháp đổ mái nhà phổ biến nhất hiện nay là: đổ bê tông trộn tay và đổ bê tông tươi. Mỗi loại phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Căn cứ vào tình hình công trình cụ thể bạn có thể lựa chọn cách làm thích hợp:

  • Công trình nhỏ, nằm sâu trong các ngõ, ngách mà xe tải không thể vào được: nên chọn cách đổ bê tông trộn tay truyền thống.
  • Công trình lớn: Nên chọn đổ bê tông tươi để đảm bảo tính nhanh, gọn, tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhân công, thời gian triển khai.
Phương pháp đổ
Phương pháp đổ

Vật liệu sử dụng

Bê tông là hỗn hợp được tạo nên từ cát, đá, nước cùng các chất phụ gia. Cho nên, trên cùng một mác bê tông, người ta có thể thấy giá cả chênh lệch và chất lượng chênh lệch. Nguồn vật liệu đầu vào càng tốt thì chất lượng bê tông càng tốt kéo theo giá cả tăng theo. Nhưng nhìn chung, nên sử dụng lại bê tông chất lượng đảm bảo để nâng cao tuổi thọ công trình và đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng. 

Xem thêm:

Lưu ý quá trình chống thấm khi đổ mái

Dưới ảnh hưởng của mưa, gió, nắng, nhiệt độ… phần mái dễ bị thấm khiến cho công trình bị xuống dốc gây mất thẩm mỹ và bất tiện trong sinh hoạt. Do vậy, công tác chống thấm trước khi đổ mái nhà phải được chuẩn bị kỹ càng.

Có 2 cách chống thấm cho mái phổ biến nhất là:

  • Cách 1: Sau khi đổ mái bê tông đã khô, quét một lớp sơn hoặc dung dịch chống thấm lên bề mặt bê tông. Cách làm này khá dễ triển khai, lại có chi phí rẻ nên được rất nhiều gia đình sử dụng.
  • Cách 2: Lợp thêm một phần mái nữa phía trên mái bằng. Đó có thể là mái tôn hoặc mái ngói tùy vào điều kiện của gia chủ. So với cách 1, cách 2 mang tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng lâu dài hơn nhiều. Tuy nhiên, chi phí cũng tốn kém hơn.
Lưu ý quá trình chống thấm khi đổ mái
Lưu ý quá trình chống thấm khi đổ mái

Chống thấm khi đổ mái là một công đoạn không thể thiếu. Do vậy, ngay khi đổ mái hoàn thiện, bạn nên triển khai thao tác này luôn nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Xét về lâu dài, điều này sẽ tiết kiệm tiền bạc, thời gian hơn.

Hy vọng, với những chia sẻ trên, bạn đã có thêm kiến thức về kinh nghiệm đổ mái nhà chuẩn kỹ thuật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng gọi qua hotline của Bê tông Mekong Xanh để được giải đáp.

CÔNG TY TNHH VLXD MÊ KÔNG XANH

Hotline: 0968 365 445

Website: https://betongmekong.com/

Địa chỉ: Viettel Complex, 285 Cách Mạng Tháng 8, Quận 10, TPHCM

0/5 (0 Reviews)
Tác giả - Trần Khánh Minh
ÔNG Trần Khánh Minh

Tôi là Trần Khánh Minh hiện đang giữ chức vụ CEO – Chuyên viên tư vấn tại Công ty cổ phần bê tông tươi Mekong. Với hơn 15 năm kinh nghiệm được đúc kết trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *